Du lịch Lào: Cẩm nang từ A đến Z

Lào – đất nước láng giềng xinh đẹp và bình yên, mê hoặc du khách với những ngôi chùa tôn nghiêm, những thác nước tuyệt đẹp, những pho tượng Phật nhiều hình dáng độc đáo và nụ cười thân thiện, hiếu khách của người dân.

 

Với những nét văn hóa đặc sắc, những ngôi chùa với lối kiến trúc đặc biệt, những món ăn ngon phù hợp với khẩu vị Việt Nam. Lào đang là một điểm đến được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn trong chuyến hành trình khám phá của mình.

Khí hậu của Lào là khí hậu nhiệt đới của khu vực gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, tiếp theo đó là mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, đây cũng có thể được coi là thời điểm tốt nhất để du lịch Lào, vào khoảng thời gian này, nhiệt độ trung bình khoảng 15-30 độ C.

Khung cảnh thanh bình trên đất Lào. Ảnh: Facebook Hội Người Việt Tại Lào

Khung cảnh thanh bình trên đất Lào. Ảnh: Facebook Hội Người Việt Tại Lào

DI CHUYỂN

Công dân Việt Nam hiện nay được miễn Visa khi đến Lào nhưng các bạn phải đóng phí nhập cảnh 10.000 đồng. Tại cửa khẩu của Lào, làm thủ tục đóng dấu và nộp lệ phí: 20.000 đồng – 50.000 đồng (tuỳ theo từng thời gian, thứ Bảy và Chủ nhật thì số tiền cao hơn và giữa các cửa khẩu khác nhau thì mức thu cũng khác nhau).

Hiện tại có 7 cửa khẩu quốc tế giữa Việt Nam và Lào, mở cửa từ 7h – 17h

• Tây Trang (Điện Biên) – Sop Hun: có xe buýt hàng ngày từ Điện Biên Phủ đến Muang Khua lúc 5h30 sáng.

• Mèo (Thanh Hóa) – Nậm Xôi.

• Nậm Cắn (Nghệ An) – Nậm Khan: cửa khẩu này rất phổ biến đối với du khách đường bộ. Từ Vinh có xe bus đi Phonsavan (khoảng 403km và mất 12 tiếng đi xe) khởi hành lúc 6 giờ sáng thứ Ba, thứ Năm, thứ Bảy và Chủ Nhật, giá khoảng 145.000 đồng. Ngoài ra cũng có xe bus đi Luang Prabang (khoảng 690km) khởi hành lúc 6 giờ sáng các ngày thứ Tư và Chủ Nhật, giá khoảng 325.000 đồng.

• Cầu Treo (Hà Tĩnh) – Nam Pha: cửa khẩu này là một lựa chọn khác của các du khách đường bộ. Cách thành phố Vinh không xa khoảng 100km.

• Cha Lo (Quảng Bình) – Na Phao.

• Lao Bảo (Quảng Trị) – Daen Savanh: Đây là cửa khẩu đầu tiên giữa Lào và Việt Nam mở cửa cho du khách quốc tế. Nó rất phổ biến trong một thời gian dài, nhưng hiện tại có thêm các cửa khẩu khác mà khách du lịch có thể đi qua. Do đó nó không còn là cửa khẩu phổ biến cho khách du lịch như trước, dù vậy vẫn là một cửa ngõ để chúng ta đến Lào.

• Bờ Y (Kon Tum) – Phou Keua: tại Ngọc Hồi, bạn có thể bắt xe đi qua cửa khẩu Bờ Y, từ đây bạn có thể bắt xe đi Attapeu.

Từ Việt Nam qua Lào có rất nhiều hình thức:

Hàng không

Hiện tại có Vietnam Airlines mở đường bay thường xuyên từ TP.HCM, Hà Nội đến Lào với giá vé khứ hồi giao động khoảng từ 5 triệu tới 8 triệu. Ngoài ra, Lao Airlines cũng có mở các chuyến bay từ Hà Nội đến Vientiane, nhưng với lượng bay cũng rất hạn chế.

Đường sắt

Không có tuyến xe lửa trực tiếp đến Lào, tuy nhiên chúng ta có thể tận dụng hệ thống đường sắt ở Việt Nam đế hạn chế thời gian vận chuyển bằng xe bus.

Từ Sài Gòn

Các bạn có thể mua vé tàu đến Đà Nẵng, Huế, hay Vinh rồi từ các địa điểm này các bạn có thể mua vé xe bus đi thẳng qua Lào bằng đường bộ.

• Sài Gòn – Đà Nẵng giá từ: 335.000 – 800.000 đồng

• Sài Gòn – Huế giá từ: 365.000 – 800.000 đồng

• Sài Gòn – Vinh giá từ: 490.000 – 1.050.000 đồng

Từ Hà Nội

Cách đi gần nhất là đến Vinh sau đó bắt xe đi Hà Tĩnh rồi đi Lào qua cửa khẩu Cầu Treo.

• Hà Nội – Vinh giá từ: 135.000 – 245.000 đồng

Đường bộ

Đây có thể là cách di chuyển được các bạn lựa chọn nhiều nhất, vì linh hoạt trong thời gian và chi phí cũng thấp nhất.

Từ Sài Gòn

Hầu như vẫn chưa có xe chính thức đi từ TP. HCM đến Lào, vì vậy các bạn ở Sài Gòn muốn đi Lào thì phải qua một vài bước vận chuyển thông qua một số địa điểm sau:

• Kon Tum: Bạn có thể bắt xe thẳng đi Paske (Thời gian di chuyển khoảng 16 tiếng ) hoặc đón xe đi Ngọc Hồi, rồi từ đây đón xe đi Paske.

• Đà Nẵng: Có thể dễ dàng đón xe đi Vientiane (11 tiếng) hay Savanakhet (khoảng 6 tiếng) qua cửa khẩu Lao Bảo. Mỗi tuần có 3 chuyến vào các ngày thứ Hai, thứ Năm, thứ Bảy. Khởi hành từ 8h00 giờ sáng đến Lào lúc 2h00 giờ sáng hôm sau. Giá vé khoảng 290.000 đồng.

• Huế: Mật độ xe đến Lào từ đây nhiều hơn Đà Nẵng. Hầu như mỗi ngày đều có xe đi Savannakhet (khoảng 415km, 8 tiếng). Đây có thể được coi là cung đường đến Lào dễ nhất. Mỗi ngày có 3 chuyến, khởi hành từ 9h30 giờ sáng tại khu tây Balô trên đường Nguyễn Tri Phương, Hùng Vương, Phạm Ngũ Lão.

Từ Hà Nội

Di chuyển từ Hà Nội thì dễ hơn, vì gần hơn Sài Gòn, nên xe đi từ đây cũng nhiều hơn.

• Hà Nội – Vientiane: 350.000 – 400.000 đồng, khoảng 850km, qua cửa khẩu Cầu Treo (Vinh). Thời gian đi từ 18h30 đến 16h hôm sau.

• Hà Nội – Savanakhet: (900km). Thời gian đi từ 18h30 đến 18h hôm sau.

• 1. Công ty Camel: 3A Nguyễn Gia Thiều (gần Đại sứ quán Lào)

• 2. Công ty xe khách 14: 35B Nguyễn Huy Tưởng

• 3. Bến xe Nước Ngầm

* Giá vé có thể thay đổi tùy theo từng thời điểm và tùy vào hãng xe.

Cách rẻ nhất là các bạn nên đi xe bus địa phương, có nghĩa là các bạn đón xe đến các cửa khẩu sau đó đón xe ôm đi từ cửa khẩu Việt Nam – cửa khẩu Lào, rồi từ cửa khẩu Lào, đón xe buýt đến các tỉnh của Lào. Tuy nhiên cách này khá mệt và đôi khi làm mất thời gian của chúng ta, vì chúng ta không thể biết thời gian xuất phát chính xác nhất của các chuyến xe tại đây.

Mẹo để tiết kiệm tiền và thời gian di chuyển tại Lào

• Ở Lào phương tiện di chuyển chủ yếu là xe tuk tuk và xe pickup. Bạn phải chuẩn bị mũ nón, khẩu trang, kính râm, áo chống nắng (cho mùa hè) và cả găng tay để tự bảo vệ mình.

• Bạn nên đi giày mềm vì sẽ phải đi bộ khá nhiều giữa các điểm tham quan gần nhau.

• Nếu bạn đi đông người thì yêu cầu họ giảm giá, ngoài ra bạn có thể thuê xe đạp để đi tham quan.

• Nên đi chung xe tuk tuk với các du khách khác để tiết kiệm.

Xe tuk tuk ở thủ đô Vientiane. Ảnh: commons

Xe tuk tuk ở thủ đô Vientiane. Ảnh: commons

• Mua vé xe pickup trước một ngày và không nên mua khứ hồi. Đến bất kỳ điểm du lịch nào nên hỏi về tuyến xe đến địa danh tiếp theo trước khi tham quan.

• Thuê du học sinh Việt làm hướng dẫn viên du lịch.

Tiền tệ

• Người Lào khá hiền lành và dễ tính, ở các địa điểm du lịch họ chấp nhận sử dụng nhiều loại tiền khác nhau như tiền Kip (Lào), Baht ( Thái), USD (Mỹ) và thậm chí ở những nơi có nhiều người Việt sinh sống bạn dễ dàng tiêu tiền Việt và nói tiếng Việt.

• Ở Hà Nội, bạn có thể đổi tiền Kip ở ngân hàng Lào (BCE) hay ngân hàng liên doanh Lào – Việt trên phố Hà Trung. Bạn có thể mang theo USD hay tiền Việt để đổi ở cửa khẩu, tỷ giá cũng không chênh lệch lắm.

MANG GÌ KHI ĐẾN LÀO?

– Hộ chiếu.

– Mũ nón, khẩu trang, kính râm, áo chống nắng, găng tay.

– Đi giày mềm để không bị bắt nắng vào mùa hè và lạnh giá trong mùa đông.

– Nên mang thuốc trị các bệnh cơ bản.

– Mang kem chống nắng, kem chống và trị côn trùng.

– Mua sim điện thoại tại cửa khẩu.

– Bạn có thể sử dụng USD, Kip và tiền Việt tại Lào nhưng để hạn chế những phát sinh không đáng có khi du lịch ở vùng nông thôn, bạn nên đổi đồng Kip.

ĐỊA CHỈ VÀ SỐ ĐIỆN THOẠI CẦN BIẾT

1. Đại sứ quán Việt Nam tại Lào:

Địa chỉ: #85, 23 Singha Road, Vientiane, CHDCND Lào.

Điện thoại: +856-21-451990, 413409

Fax: +856-21-413379

Email: vnemb.lao@mofa.gov.vn

Website: http://www.mofa.gov.vn/vnemb.la

2. Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Luang Prabang

Địa chỉ: Số 427-428, bản That Bô-sôt, huyện Luang Prabang, tỉnh Luang Prabang, CHDCND Lào.

Điện thoại: +856-071-254745

Fax: +856-071-254746

Email: tlsq-lpb@mofa.gov.vn

3. Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Pakse

Địa chỉ: 31 bản Phà Bạt, thị xã Pakse, tỉnh Champasak, CHDCND Lào.

Điện thoại: +856-031- 0085631. 212827

Fax: +856-031- 0085631 / 214140 / 212058

Email: vnemb.la@mofa.gov.vn

4. Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Savanakhet

Địa chỉ: Số 118, đường Sisavangvong, thị xã Kayson Phomvihan, tỉnh Savannakhet, CHDCND Lào.

Điện thoại: +856-41-251583

Fax: +856-41-212182

Email: lanhsusavan@mofa.gov.vn

 NHỮNG ĐIỂM ĐẾN HẤP DẪN KHÔNG THỂ BỎ QUA KHI DU LỊCH LÀO

1. Thủ đô Viên Chăn (Vientiane)

Thủ đô vương quốc Lào với những di tích lịch sử độc đáo có sức lôi cuốn kỳ lạ với du khách thập phương. Nếu đã đến Viên Chăn, bạn không thể bỏ lỡ cơ hội được tham quan những địa danh độc đáo ở đây. Lion Trip xin mách bạn những nơi nổi tiếng nhất:

• Khải Hoàn Môn Patuxay

Nổi bật trên đại lộ Lane Xang là Khải Hoàn Môn Patuxay, trước kia gọi là Anou Savary (đài chiến sĩ vô danh). Khải Hoàn Môn nằm giữa bùng binh giới ranh phố Vientiane và khu vực That Luang. Đài Anou Savary được tạo dựng từ 1958, phần dưới và ngoài mô phỏng theo đài Arc de Triumphe tại Paris, nhưng phần trên và trong gồm những nét kiến trúc, phù điêu đặc thù Lào. Đứng trên tầng cao nhất của Anou Savary ta có thể thấy toàn diện cảnh quan Viên Chăn.

Khải Hoàn Môn Patuxay nổi bật trên đại lộ Lane Xang. Ảnh: en.vietnamitasenmadrid.com

Khải Hoàn Môn Patuxay nổi bật trên đại lộ Lane Xang. Ảnh: en.vietnamitasenmadrid.com

Pha That Luang

Cuối đường Lane Xang là That Luang – di sản văn hóa thế giới, biểu tượng của quốc gia Phật giáo tiểu thừa Lào, được in trên tiền giấy và quốc huy của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Thạt Luông hay (Pha) That Luang (Thạt Lớn trong tiếng Lào) là một thạt (stupa) Phật giáo được xây từ năm 1566 trên phế tích của ngôi đền Ấn Độ thế kỷ 13, mặt ngoài được dát vàng. That Luang chính là tháp xá lị lớn nhất và đẹp nhất ở Lào. Hàng năm ở đây vào trung tuần tháng 11 đều diễn ra lễ hội lớn mang tính chất quốc gia là lễ hội That Luang. Vé vào tham quan: 3.000 Kip/người.

Pha That Luang là niềm tự hào lớn đối với người dân “đất nước Triệu voi”. Ảnh: Roughguides

Pha That Luang là niềm tự hào lớn đối với người dân “đất nước Triệu voi”. Ảnh: Roughguides

• Vườn tượng Phật

Buddha Park (Vườn tượng Phật) ở Xieng Khuan nằm cách Viên Chăn 25km về phía Đông Nam. Tại đây có hơn 200 bức tượng Phật giáo và các nhân vật trong Hindu giáo làm bằng bê tông, nổi bật với bức tượng Phật khổng lồ đang chống tay dài 40m. Ngoài ra còn các bức tượng mang hình ảnh con người, thần linh, động vật và ác quỷ. Bạn có thể đi vào bên trong công trình mang hình dáng quả bí ngô khổng lồ thông qua một chiếc mồm quỷ cao gần 3m và trèo cầu thang lên tham quan từng tầng tượng trưng cho Địa ngục, Trần gian và Thiên đường. Để đến đây bạn nên đi bằng tuk tuk nếu đông người, giá khoảng 70.000 Kip hoặc bắt xe buýt số 45 ở gần chợ Talat Sao với giá 5.000 Kip/người, 20-40 phút có một chuyến. Vé tham quan Buddha Park: 5.000 Kip.

Buddha Park (Vườn tượng Phật) ở Xieng Khuan nằm cách Viên Chăn 25km về phía Đông Nam. Ảnh: Snipview.com

Buddha Park (Vườn tượng Phật) ở Xieng Khuan nằm cách Viên Chăn 25km về phía Đông Nam. Ảnh: Snipview.com

• Talat Sao – chợ buổi sáng sớm

Tọa lạc tại góc đường phía Đông giao giữa đường Lane Xang và Khu Vieng, khu vực chính ở thủ đô Viên Chăn, ngôi chợ ngày mở cửa từ 7h00 sáng đến 16h00 chiều. Đây là điểm thu hút rất đông du khách đến tham quan và mua sắm tại thủ đô nước Lào. Trong chợ có rất nhiều cửa hiệu nhỏ, nhà hàng, các quầy trái cây và rau, quầy trang sức, lụa, đồ thủ công mỹ nghệ, dụng cụ âm nhạc, đồ điện tử, đồ gia dụng… Talat Sao là nơi quy tụ hàng hóa mang bản sắc Lào do đó bản sẽ dễ dàng tìm mua được vài món đồ ưng ý về để làm quà cho người thân.

Talat Sao là điểm thu hút rất đông du khách đến tham quan và mua sắm tại thủ đô nước Lào. Ảnh: Flickr.com

Talat Sao là điểm thu hút rất đông du khách đến tham quan và mua sắm tại thủ đô nước Lào. Ảnh: Flickr.com

• Chùa (Wat) Phra Keo

Vào thăm chùa Phra Keo, chúng ta như lạc vào “thế giới nghệ thuật” bởi những tác phẩm điêu khắc, chạm trổ và hiện vật quý hiếm đều dát bằng vàng, bạc, ngọc thạch lung linh sắc màu. Chùa Phra Keo không chỉ thờ tượng Phật mà đây còn là một bảo tàng trưng bày nhiều tác phẩm nghệ thuật đạo giáo Lào. Ở Viên Chăn, Wat Phra Keo là ngôi chùa quan trọng và nổi tiếng chỉ sau That Luang.

Vào thăm chùa Phra Keo, chúng ta như lạc vào “thế giới nghệ thuật” bởi những tác phẩm điêu khắc, chạm trổ và hiện vật quý hiếm. Ảnh: en.vietnamitasenmadrid.com

Vào thăm chùa Phra Keo, chúng ta như lạc vào “thế giới nghệ thuật” bởi những tác phẩm điêu khắc, chạm trổ và hiện vật quý hiếm. Ảnh: en.vietnamitasenmadrid.com

• Wat Sisaket

Toạ lạc trên đường Sethathirath, gần đại lộ Lane Xang, Wat Sisaket là ngôi chùa được giữ nguyên bản từ khi xây dựng năm 1818 bởi vua Chao Anou theo kiến trúc Phật giáo Xiêm. Wat Sisaket gây ấn tượng bởi những hành lang với các bức tường được trang trí bằng hơn 2000 hình ảnh đức Phật bằng đồng, gỗ quý, gốm sứ, mạ vàng và bạc. Tổng số tượng Phật ở chùa lên đến 6.840 bức lớn nhỏ rất quý hiếm.

Tổng số tượng Phật ở chùa lên đến 6.840 bức lớn nhỏ rất quý hiếm. Ảnh: Internationaltravellermag.com

Tổng số tượng Phật ở chùa lên đến 6.840 bức lớn nhỏ rất quý hiếm. Ảnh: Internationaltravellermag.com

• Wat Ong Teu

Cũng nằm trên đường Setthathilath, chùa Wat Ong Teu thu hút bởi bức tượng Phật bằng đồng lớn nhất Viên Chăn. Cái tên Vat Ong Teu có nghĩa là ngôi Chùa Tượng Lớn. Trong khuôn viên chùa có trường Phật giáo Sangha nơi các nhà sư từ khắp Lào thường xuyên về đây để học tập về đạo Phật.

Chùa Wat Ong Teu thu hút bởi bức tượng Phật bằng đồng lớn nhất Viên Chăn. Ảnh: Flickr.com

Chùa Wat Ong Teu thu hút bởi bức tượng Phật bằng đồng lớn nhất Viên Chăn. Ảnh: Flickr.com

Wat Si Muang

Wat Si Muang nằm ở giữa đường Setthathilath và Samsenthai, là ngôi chùa thể hiện rõ nhất sự kết hợp của đức tin Phật giáo và tín ngưỡng nguyên thủy của Lào. Nếu đến Viên Chăn bạn có thể đến đây để làm lễ buộc chỉ cổ tay cầu may, theo phong tục truyền thống của Lào.

Du khách đến đây có thể làm lễ buộc chỉ cổ tay cầu may, theo phong tục truyền thống của Lào. Ảnh: triptoes.wordpress.com

Du khách đến đây có thể làm lễ buộc chỉ cổ tay cầu may, theo phong tục truyền thống của Lào. Ảnh: triptoes.wordpress.com

2. Xieng Khuang

Xieng Khuang và bí ẩn của cánh đồng chum là lí do mà du khách khắp nơi trên thế giới muốn một lần được đến đây để khám phá. Xieng Khuang còn hấp dẫn khách du lịch bốn phương bởi những cảnh quang hoang sơ, thiên nhiên trong lành, nguyên thủy.

Không gian bình yên ở Xieng Khuang. Ảnh: cosianatour.com

Không gian bình yên ở Xieng Khuang. Ảnh: cosianatour.com

• Cánh đồng Chum

Cánh đồng Chum là khu vực văn hóa lịch sử nổi tiếng mà bất kỳ một ai khi đến Lào cũng đều muốn ghé thăm. Nằm ở gần thành phố Khăm Muộn, trên cao nguyên Xieng Khuang, nơi đây có hàng ngàn chum bằng đá nằm rãi rác dọc theo cả cánh đồng. Các nhà khảo cổ tin rằng các chum này có niên đại 1500 đến 2000 năm, và xung quanh nó không ít những câu chuyện huyền thoại bí ẩn mà chưa một lời giải thích nào làm thỏa mãn những người tò mò. Một lý do nữa khiến cánh đồng chum trở nên nổi tiếng là nơi đây từng là chiến trường khốc liệt nhất trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ của ba nước Đông Dương mà vết tích sót lại đến bây giờ cũng khiến không ít người ngỡ ngàng.

Cánh đồng chum ở Xieng Khuang của Lào là một địa điểm đầy bí ẩn, rất thu hút khách du lịch của Lào. Ảnh: travelsense.asia

Cánh đồng chum ở Xieng Khuang của Lào là một địa điểm đầy bí ẩn, rất thu hút khách du lịch của Lào. Ảnh: travelsense.asia

• Mường Khăm

Là quê hương của người Mông, thị xã Mường Khăm yên tĩnh nằm tiếp giáp với núi Phu Bia – là đỉnh núi cao nhất của Lào, nơi đây nổi tiếng có hai suối nước khoáng nóng là Bò Nội (suối nhỏ) và Bò Nhày (suối lớn) nóng tới 60 độ C. Mường Khăm cũng nổi tiếng là nơi có nhiều hang động, thời chống Mỹ đây chính là những bệnh viện dã chiến, lớn và đẹp nhất là hang động Tham Piev. Nằm ở khá cao so với mặt nước biển, khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, Mường Khăm là một điểm đến lý tưởng hấp dẫn du khách bốn phương.

• That Foun

Đến Xieng Khuang du khách không nên bỏ lỡ cơ hội đến thăm tháp That Foun. Nằm ở huyện Muang Khoun, nơi có phong cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, That Foun cao 30m và được xây dựng từ năm 1576, là nơi chôn cất hài cốt của các Đức Phật được mang đến từ Ấn Độ. Nơi đây chứa đựng những huyền thoại ly kì về Đức Phật, tương truyền có một tên cướp từ Trung Quốc đã khoét một cái lỗ ở thân tháp để đoạt bức tượng Phật bằng vàng bên trong. Vết tích đó đã tạo nên đặc trưng riêng của tháp, thu hút nhiều khách và Phật tử đến tham quan và hành hương.

That Foun. Ảnh: Xiengkhuang.wordpress.com

That Foun. Ảnh: Xiengkhuang.wordpress.com

3. Savanakhet

Được ví như là Sài Gòn của Việt Nam, vì sự phát triển và tầm ảnh hưởng của nền kinh tế, Savanakhet cũng là một điểm đến du lịch hấp dẫn với những địa danh lịch sử nổi tiếng mà du khách không thể bỏ qua.

• That Ing Hang Stupa

Nằm cách trung tâm Savanakhet 15km theo hướng Đông Bắc, được xem là điểm hành hương thứ 2 sau Wat Phu – Champasak tại miền Nam nước Lào. That Ing Hang được trùng tu, mở rộng thành một quần thể bề thế vào năm 1548, cùng thời điểm với That Luang. Mỗi năm đều có một lễ hội được tổ chức rầm rộ suốt 3 ngày trăng tròn tháng Giêng lịch Lào. That Ing Hang là một thắng cảnh, một địa điểm du lich nổi tiếng, hằng ngày có rất nhiều du khách hành hương về đây. Tại đây du khách có thể xem xăm, được nhà sư tụng kinh và cột chỉ cầu phúc may mắn, chúc phúc cho hành trình của mình.

That Ing Hang là một thắng cảnh rất nổi tiếng. Ảnh: bookingyourtravel.com

That Ing Hang là một thắng cảnh rất nổi tiếng. Ảnh: bookingyourtravel.com

• Đền Wat Xayaphoum

Ở Savanakhet không có nhiều thắng tích lừng danh như ở thủ đô Viên Chăn hay cố đô Luang Prabang nhưng Wat Xayaphoum là một ngoại lệ. Ngôi chùa cổ nguy nga này nằm trong lòng thủ phủ Savanakhet, ven dòng sông nổi tiếng Mekong. Được sung tạo từ năm 1542, với một tăng đoàn hơn 200 vị, Wat Xayaphoum nổi danh khắp xứ là trường Phật học Phạn ngữ đào tạo tăng sĩ đệ nhị cấp. Ngày nay nơi đây trở thành một cảnh quan du lịch nổi tiếng mà bất kỳ du khách nào khi đến Savanakhet cũng đều muốn ghé thăm.

Ngôi chùa cổ nguy nga này nằm trong lòng thủ phủ Savanakhet. Ảnh: champaholidays.com

Ngôi chùa cổ nguy nga này nằm trong lòng thủ phủ Savanakhet. Ảnh: champaholidays.com

• Nhà đá Heuan Hinh

Một di tích cổ vật có giá trị và hiếm hoi nhất của đất nước Lào, cách Savanakhet 65km xuôi theo hướng Nam. Heuan Hinh là một ngôi nhà hoàn toàn được dựng bằng đá nguyên khối sắp chồng lên nhau chẳng khác gì kiến trúc của một ngôi chùa. Nhà đá Heuan Hinh được tạo dựng từ năm 553 trước công nguyên, theo kiến trúc Chàm hay tiền Angkor. Mặc dù nằm ở một vùng đất xa xôi hẻo lánh, nhưng không phải vì thế mà nơi đây không thu hút du khách viếng thăm. Heuan Hinh hấp dẫn khách du khách bốn phương, những người thích khám phá, tìm hiểu thiên nhiên.

Nhà đá Heuan Hinh được tạo dựng từ năm 553 trước công nguyên, theo kiến trúc Chàm hay tiền Angkor. Ảnh: halfwaytothestars.wordpress.com

Nhà đá Heuan Hinh được tạo dựng từ năm 553 trước công nguyên, theo kiến trúc Chàm hay tiền Angkor. Ảnh: halfwaytothestars.wordpress.com

• Bảo tàng Dinosaur

Vốn là ngôi biệt thự thời Pháp thuộc, bảo tàng Dinosaur là nơi trưng bày vũ khí và những hình ảnh vang bóng một thời oanh liệt chống Mỹ cứu nước của Pathet Lào. Vào năm 1936, nhà địa dư học người Pháp, Jousé Heilman Hoffet đã phát hiện ra bộ xương của một giống khủng long (Dinosaur), dài 15 thước và có tới 90 triệu năm tuổi trong địa phận bản Tang Vay, mương PhaLan thuộc Savanakhet. Là nơi còn lưu giữ trọn bộ xương khủng long này, bảo tàng Dinosaur nổi tiếng thu hút nhiều du khách khắp nơi trên thế giới viếng thăm.

Bảo tàng Dinosaur nhìn từ bên ngoài. Ảnh: travelblog.org

Bảo tàng Dinosaur nhìn từ bên ngoài. Ảnh: travelblog.org

4. Luang Prabang

Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, cố đô Luang Prabang thanh bình, gần gũi và thân thiện mà đối với mỗi người dân Lào.

Thành phố Luang Prabang yên bình nhìn từ trên cao. Ảnh: trover.com

Thành phố Luang Prabang yên bình nhìn từ trên cao. Ảnh: trover.com

• Đền Wat Xieng Thong

Tọa lạc gần ngã ba sông Mekong và dòng Nậm Khan, Wat Xieng Thong là ngôi chùa đẹp nhất, cổ nhất và quan trọng nhất trong số 65 ngôi chùa lớn ở Luang Prabang. Lối kiến trúc đặc thù Lào với mái cong vút kéo dài xuống gần mặt đất, nội thất là những phù điêu, điêu khắc tinh xảo dựa theo Phật tích. Nơi đây có rất nhiều bức tượng Phật lớn, là nơi hành lễ của hoàng gia và các chức sắc Phật giáo. Trưa nắng yên bình, gió từ sông Mekong thổi về mát rượi từng cơn. Từ trên chùa, du khách tha hồ phóng tầm mắt bao quát cả cố đô thơ mộng, chìm trong màu xanh của cây lá.

Hoàng hôn buông xuống tại chùa Xieng Thong . Ảnh: Jonas Ginter/flickr.com

Hoàng hôn buông xuống tại chùa Xieng Thong . Ảnh: Jonas Ginter/flickr.com

• Thác Kuang Si

Kuang Si là một quần thể gồm ba thác, trong đó thác chính cao chừng 60m với dòng nước đổ xuống từ trên cao làm nổi bọt trắng xóa, tung bụi nước mịt mù tạo nên một khung cảnh thật ấn tượng. Là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn du khách nhất của đất nước Triệu Voi, do vậy tới đây du khách không chỉ được thăm thú núi rừng, mà còn được thỏa sức leo trèo và tắm thác, tắm hồ. Giữa không khí trong lành của Kuang Si, du khách còn nghe được tiếng chim hót hòa cùng tiếng thác đổ hòa quyện vào nhau, như một bản hòa thanh tuyệt diệu làm cho tinh thần cũng thêm phần phấn chấn.

Vẻ đẹp kỳ ảo của Thác Kuang Si. Ảnh: Escapology.eu

Vẻ đẹp kỳ ảo của Thác Kuang Si. Ảnh: Escapology.eu

• Bảo tàng Royal Palace

Viện bảo tàng quốc gia Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, vốn chính là Hoàng cung Vương quốc Lào thuở xa xưa. Mang dấu ấn kiến trúc Pháp hiện đại và tinh tế, bảo tàng Royal Palace là nơi lưu giữ bức tượng Phật Prabang, được coi như báu vật trấn quốc. Cảnh quan tươi đẹp với hai hàng cây thốt nốt cao vút tuyệt đẹp dẫn lối vào, khu vườn Thượng uyển xinh xắn với những cây lạ, hoa quý, hồ nước long lanh, chim lượn vòng, bướm dập dờn… Phía bên phải là tượng vua Sisavang Vong bằng đồng uy nghi trầm mặc, bên trái là mái chùa lộng lẫy, thềm lót đá cẩm thạch trắng, mát lạnh giữa nắng trưa.

Viện bảo tàng quốc gia Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, vốn chính là Hoàng cung Vương quốc Lào thuở xa xưa. Ảnh: en.wikipedia.org

Viện bảo tàng quốc gia Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, vốn chính là Hoàng cung Vương quốc Lào thuở xa xưa. Ảnh: en.wikipedia.org

• Đền Wat Wisunarat

Một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Luang Prabang, nằm trong danh sách di sản văn hóa thế giới. Wat Wisunarat được xây dựng vào năm 1513, được trùng tu và xây dựng lại vào khoảng những năm 1896 – 1898. Nằm trên con đường mang tên chính ngôi chùa trong trung tâm thành phố, Wat Wisunarat có một khuôn viên rộng lớn, xanh cỏ, hai mặt giáp phố chính. Trước chùa là một mộ tháp uy nghi cao tới 34,5m, Tha Pathum được xây dựng từ 1503. Chùa có kiến trúc đơn giản, không qua cầu kỳ ngoại trừ mái tôn có nhiều chi tiết trang trí tạo cho Wat Wisunarat một vẻ đẹp giản dị và bình thản.

Wat Wisunarat là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Luang Prabang, nằm trong danh sách di sản văn hóa thế giới. Ảnh: asianwaytravel.com

Wat Wisunarat là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Luang Prabang, nằm trong danh sách di sản văn hóa thế giới. Ảnh: asianwaytravel.com

 • Núi Phou Si

Là điểm cao nhất ở Luang Prabang, núi Phou Si là nơi lý tưởng để du khách phóng tầm mắt ngắm toàn cảnh cố đô yên bình thơ mộng bên dòng sông Mekong. Để chinh phục được đỉnh Phou Si, du khách phải vượt qua 329 bậc thang xây bằng gạch đỏ. Mỗi bậc thang có độ rộng và thấp vừa phải, giữa đoạn đường lên núi lại có chỗ dừng chân nghỉ ngơi, thế nên du khách có thể đi đến ngọn núi mà không gặp quá nhiều khó khăn.

Đường lên núi Phou Si. Ảnh: Madeleine Holland

Đường lên núi Phou Si. Ảnh: Madeleine Holland

5. Champasak

Nằm ở vị trí chiến lược kinh tế, có một lịch sử hùng mạnh, Champasak không có lí do gì để không trở thành một địa chỉ du lịch hấp dẫn. Và thực tế là ở đây vừa có những kỳ quan được tạo nên từ lịch sử, vừa có những danh lam thắng cảnh được tạo hóa ban tặng.

• Pakse

Là cố đô của Vương quốc Champasak, thị xã Pakse ngày nay là thủ phủ của tỉnh Champasak đồng thời là trung tâm kinh tế, thương mại, văn hóa của cả 4 tỉnh Nam Lào. Với vị trí thuận lợi, Pakse là đầu mối giao thông từ Thái Lan, Campuchia, từ Trung Lào xuống và đi sang phía Đông. Đến Pakse, du khách có thể bách bộ dọc các con đường trong thành phố để khám phá nhiều thứ. Các ngôi chùa có kiến trúc mái uốn lượn, một màu thếp vàng rực rỡ dưới ánh nắng. Mỗi buổi sáng, các tăng sĩ xếp hàng dài đi khất thực dọc các con đường chính.

Đường phố ở Pakse. Ảnh: en.vietnamitasenmadrid.com

Đường phố ở Pakse. Ảnh: en.vietnamitasenmadrid.com

• Wat Phu

Công trình văn hóa tiêu biểu nhất của Champasak là ngôi đền thiêng kỳ vĩ Wat Phu – Di sản văn hóa thế giới. Cách Pakse khoảng 40km về phía Nam, dọc theo bờ sông Mekong, Wat Phu là một quần thể đài bằng đá và là một kỳ công kiến trúc, được xây dựng qua nhiều thế kỷ và từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 13 đây được xem là một trong những đền thiêng nhất của các vương triều xưa trên vùng đất này. Wat Phu mang phong cách kiến trúc Hindu giáo, thờ thần Shiva và lối kiến trúc này được xem là gần gũi với Di sản văn hóa thế giới Angkor Wat của nước láng giềng Campuchia.

Wat Phu là một quần thể đài bằng đá và là một kỳ công kiến trúc, được xây dựng qua nhiều thế kỷ. Ảnh: visit-mekong.com

Wat Phu là một quần thể đài bằng đá và là một kỳ công kiến trúc, được xây dựng qua nhiều thế kỷ. Ảnh: visit-mekong.com

• Thác Khone Phapheng

Được mệnh danh là Niagara của châu Á, thác Khone Phapheng lớn nhất vùng Đông Nam Á, có chiều dài 12km và luôn luôn có một lượng nước khổng lồ chứa đầy phù sa chảy qua trên một bề mặt rộng lớn nhiều mỏm đá lởm chởm khi chảy xuống. Khone Phapheng còn thu hút du khách bởi đây là nơi duy nhất ở Đông Nam Á mà người ta có thể chiêm ngưỡng những con cá heo mỏ. Đến đây, du khách có thể ngồi nhìn người dân địa phương bắt cá, hoặc thuê xuồng đi đánh cá heo nước ngọt giỡn sóng hay thả mình tự do trên những phiến đá ven bờ lắng nghe tiếng thác đổ rầm rầm vang ngân.

Thác Khone Phapheng được mệnh danh là Niagara của châu Á. Ảnh: laostravelpackage.blogspot.com

Thác Khone Phapheng được mệnh danh là Niagara của châu Á. Ảnh: laostravelpackage.blogspot.com

NHỮNG MÓN ĂN NGON PHẢI THỬ KHI DU LỊCH LÀO

Ẩm thực Lào khá giống Thái Lan, nhiều món na ná Việt Nam nên các du khách Việt có thể thưởng thức các món ăn khá dễ dàng và hợp khẩu vị. Đặc biệt, có 7 món ngon mà bạn không nên bỏ qua:

• Xôi Lào: là món ăn hàng ngày của người Lào, được làm từ loại nếp trồng trên nương nên dính và nhuyễn, màu trắng ngà rất đẹp mắt. Xôi thường được ăn với gà nướng, rau luộc và “cheo boong” – loại nước chấm thơm ngon gần giống mắm nêm ở Việt Nam. Bạn có thể tìm thấy món ăn phổ biến này tại bất kỳ quán ăn, nhà hàng nào ở Lào với giá khoảng 15.000 Kip/giỏ (khoảng 40.000 đồng/giỏ).

• Lạp: là món ăn phổ biến tại tất cả các vùng miền của Lào. Nguyên liệu làm món ăn này có thể dùng thịt bò, thịt lợn, thịt gà… trộn với gan băm nhỏ và gia vị như nước cốt chanh, ớt, riềng, thính nếp. Sau khi trộn đều, món lạp sẽ ăn kèm rau sống như diếp cá, xà lách, đậu đũa… Bạn có thể thưởng thức món lạp với giá khoảng 30.000 Kip/đĩa (khoảng 80.000 đồng/đĩa).

Du khách có thể dễ dàng thưởng thức món ăn này tại các khắp các nhà hàng, quán ăn từ sang trọng đến bình dân ở mọi miền đất nước Lào. Ảnh: bootsnall.com

Du khách có thể dễ dàng thưởng thức món ăn này tại các khắp các nhà hàng, quán ăn từ sang trọng đến bình dân ở mọi miền đất nước Lào. Ảnh: bootsnall.com

• Gà nướng Savanakhet: loại gà được dùng để nướng là giống gà quê thả rông nên thịt thơm, ngon, săn chắc. Gà sau khi làm sạch được kẹp vào que tre, đặt trên than hồng nướng tới lúc chín. Bạn có thể ăn món gà Savanakhet có giá khoảng 50.000 Kip/con (khoảng 135.000 đồng/con) tại ngã ba Seno (Savanakhet) hoặc các quán tại Viên Chăn trên đường từ thủ đô đi Luang Prabang.

• Khausoy: là món ăn nổi tiếng ở Luang Prabang nhìn bên ngoài tương tự phở nhưng nguyên liệu chế biến đơn giản hơn nhiều. Khausoy là thành phần quan trọng nhất của món ăn này, được làm từ thịt lợn xay nhuyễn trộn với tỏi, cà chua, gia vị các loại. Du khách có thể thưởng thức món ăn này với giá 15.000 Kip/bát (khoảng 40.000 đồng/bát) tại đường dọc sông Mekong ở Luang Prabang.

Khausoy khiến thực khách ấn tượng về mùi thơm hấp dẫn, vị ngọt đậm đà. Ảnh: Flickr.com

Khausoy khiến thực khách ấn tượng về mùi thơm hấp dẫn, vị ngọt đậm đà. Ảnh: Flickr.com

• Tóp mỡ cuộn rau sống: món ăn khá độc đáo tại Lào. Tóp mỡ được rán giòn bán sẵn tại các quầy hàng khô trong chợ. Món ăn này được cuộn trong xà lách kèm nộm đu đủ, rau sống và chấm với “cheo boong”. Bạn có thể mua tóp mỡ rán giòn trong chợ với giá 10.000 Kip/túi (khoảng 27.000 đồng/túi).

• Phở Lào: khác biệt với phở Việt Nam là chỉ dùng nước ninh xương rồi để khách tự cho gia vị tùy ý và ăn cùng với mọc và tiết lợn. Rau sống ăn kèm ngoài húng quế, xà lách thì không thể thiếu được đậu đũa tươi được cắt thành khúc, để thực khách chấm cùng mắm tôm sống. Giá phở dao động 30.000 Kip – 35.000 Kip/bát (khoảng 80.000 – 95.000 đồng/bát).

• Tam Maak Hung (nộm đu đủ): đây là món gần như không thể thiếu trong các bữa ăn của người Lào. Đu đủ được nạo thành sợi sẽ cho vào cối để đâm nhẹ, sau đó trộn gia vị gồm nước cốt chanh, mắm tôm, cà pháo, tiêu, ớt. Nộm đu đủ có thể dùng uống bia hoặc ăn cùng xôi. Món ăn khá giống với son tam của Thái Lan. Giá bán nộm đu đủ khoảng 30.000 Kip/đĩa (khoảng 80.000 đồng/dĩa). Ngoài ra, bạn cũng đừng quên thưởng thức một cốc bia Lào, loại bia được ca ngợi ngon nhất Đông Nam Á.

Đây là món gần như không thể thiếu trong các bữa ăn của người Lào. Ảnh: amicatravel.wordpress.com

Đây là món gần như không thể thiếu trong các bữa ăn của người Lào. Ảnh: amicatravel.wordpress.com

NHỮNG ĐỊA ĐIỂM MUA SẮM NỔI TIẾNG TẠI LÀO

Mua sắm cũng là một phần không thể thiếu trong mỗi chuyến đi, mua để làm đồ dùng, để kỷ niệm, để làm quà cho bạn bè và người thân. Bạn có thể tham khảo một số thông tin dưới đây để tích lũy thêm kinh nghiệm khi mua sắm tại Lào.

Viên Chăn

Lào là một điểm đến tuyệt vời cho những ai quan tâm đến hàng thủ công mỹ nghệ và đồ cổ, và Viêng Chăn là nơi tốt nhất để làm điều đó. Ngoài ra Viên Chăn cũng là nơi nổi tiếng với các sản phẩm dệt may, đồ trang sức…

• Chợ Sáng

Chợ Sáng là trung tâm thương mại lớn và nổi tiếng nhất tại Viên Chăn. Mở cửa từ rất sớm, hàng hóa đa dạng phong phú, có cả hàng hóa từ Thái Lan và Việt Nam. Bạn có thể tìm thấy ở đây tất cả các mặt hàng có ở Viên Chăn từ hàng thủ công mỹ nghệ, đồ trang sức, sản phẩm dệt may. Việc trao đổi mua bán cũng rất dễ dàng, chỉ cần ra hiệu bạn cũng sẽ mua được món hàng mình muốn, hơn thế nữa có đến 80% người bán hàng ở đây biết tiếng Việt. Cũng như ở Việt Nam, mua sắm ở các chợ của Lào nói chung bạn nên trả giá.

Hàng hóa ở chợ rất đa dạng. Ảnh: Snipview.com

Hàng hóa ở chợ rất đa dạng. Ảnh: Snipview.com

• Phố Samsenthai, Panggkam và Setthathirat

Đây là những con đường tập trung rất nhiều các cửa hàng thủ công mỹ nghệ. Với số lượng phong phú và chủng loại đa dạng, mang phong cách hiện đại lẫn truyền thống, làm bất ngờ tất cả những ai quan tâm đến những sản phẩm này. Samsenthai cũng là con đường có nhiều cửa hàng bán đồ trang sức, chủ yếu làm từ vàng và bạc, rất quyến rũ và lạ mắt.

Một góc phố Samsenthai. Ảnh: pomacious.wordpress.com

Một góc phố Samsenthai. Ảnh: pomacious.wordpress.com

Xieng Khuang

Cũng giống như những trung tâm mua sắm ở những địa phương khác trong nước Lào. Ở Xieng Khuang, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy các khu chợ và cửa hàng buôn bán các mặt hàng nữ trang, đồ thủ công mỹ nghệ, vải lụa Lào…

• Chinese market

Chợ là một tòa nhà cao 2 tầng, nơi cung cấp các mặt hàng lưu niệm phong phú được làm từ nhựa và chất dẻo, tuy nhiên bạn cũng có thể tìm thấy các mặt hàng được làm từ vàng và bạc. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, vải lụa, nữ trang cũng được bày bán nơi đây.

• Fresh market

Fresh Market là nơi cung cấp những loại trái cây tươi nhập khẩu, hiếm có ở Lào. Đặc biệt, tại khu chợ này bạn sẽ tìm thấy những “cao lương” của vùng Xieng Khuang, đó là những hàng khô bao gồm món thịt Nok aen dawng lên men và món nấm Hét wái.

Savanakhet

Là trung tâm kinh tế lớn thứ 2 của Lào, Savanakhet là nơi có rất nhiều khu đô thị sầm uất, các khu chợ tấp nập người bán, người mua và du khách. Sản phẩm ở đây cũng phong phú đa dạng, nhiều mặt hàng nhập khẩu, miễn thuế với giá cả rất phải chăng.

Savannakhet có nhiều công trình kiến trúc mang đậm nét văn hóa Pháp. Ảnh: Roughguides

Savannakhet có nhiều công trình kiến trúc mang đậm nét văn hóa Pháp. Ảnh: Roughguides

• Chợ Savanxay

Chỉ cách bến xe trung tâm khoảng 100 mét, chợ Savanxay là một địa điểm tham quan mua sắm rất thú vị và được nhiều du khách ghé thăm. Ngoài các mặt hàng thường thấy ở các chợ như thực phẩm tươi sống và thịt, khu ẩm thực của chợ cũng rất nổi tiếng với các món ăn ngon đặc sản Lào. Điểm thu hút du khách nhất của ngôi chợ này là các mặt hàng lưu niệm phong phú và đa dạng, các quầy hàng thủ công mỹ nghệ với những sản phẩm tinh xảo và lạ mắt, các sản phẩm dệt may thổ cẩm, bông sợi với những hoa văn độc đáo truyền thống Lào.

Chợ SavanxayẢnh: panoramio.com

Chợ SavanxayẢnh: panoramio.com

• Cửa hàng miển thuế Dao Heuang

Là nơi cung cấp rất nhiều mặt hàng miễn thuế với giá cả hợp lý gồm các mặt hàng như socola, rượu, thuốc lá, xì gà Cu ba, cà phê, các sản phẩm điện gia dụng. Hàng thủ công mỹ nghệ, vải lụa và đồ trang sức cũng dễ dàng tìm thấy nơi đây.

• Chợ Singapore

Gồm một tòa nhà 4 tầng, chợ Singapore là ngôi chợ lớn nhất Savanakhet. Hàng hóa ở đây chủ yếu được nhập từ các nước Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam với chủ yếu là các thực phẩm tươi sống và vật dụng gia đình.

Luang Prabang

Giống như Viên Chăn, Luang Prabang cũng nổi tiếng với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm nghệ thuật, dệt may và đồ trang sức

• Chợ đêm Luang Prabang

Khách du lịch tới Luang Prabang không chỉ háo hức muốn chiêm ngưỡng các chùa hay cố cung hoàng gia mà họ còn có một tò mò khác, đó là chợ đêm Luang Prabang. Phố đêm Luang Prabang cổ kính tĩnh lặng bao nhiêu thì chợ đêm Luang Prabang trái ngược hẳn, sôi động, náo nhiệt bấy nhiêu. Ngay từ 4 giờ chiều, hàng hóa đã được tập kết về từ khắp nơi. Tại đây bạn tha hồ chọn lựa các mặt hàng từ vải Lào, túi, áo, đồ bạc Lào, trang sức, bạc lưu niệm đến tượng Phật bằng đồng hay tranh giấy, gỗ vẽ hình Phật, hình sư hành hương… Giá cả tại đây thường không ổn định và chuyện mặc cả, đắt, rẻ như là một phần vốn có tại chợ đêm này.

Các món hàng lưu niệm nhiều màu sắc ở chợ đêm. Ảnh: Nytimes.com

Các món hàng lưu niệm nhiều màu sắc ở chợ đêm. Ảnh: Nytimes.com

• Kopnoi

Nằm trong Ban Apha, bên cạnh núi Phousi và con sông Nam Kham, Kopnoi nổi tiếng với các sản phẩm sản xuất thủ công từ nguyên liệu tự nhiên. Bao gồm quần áo, nữ trang, vải lụa, phụ kiện và hương liệu.

• Lisa Regale

Lisa Regale là một chuỗi các cửa hàng trải khắp từ Wat Khily đến gần Wat Xieng Thong, chuyên cung cấp các sản phẩm quần áo, vải vóc tơ lụa mang đậm phong cách truyền thống của Lào, và cả những sản phẩm kết hợp phong cách châu Âu.

Champasak

Như tất cả các thành phố khác của Lào, các trung tâm thương mại chính của Champasak ngoài là nơi cung cấp các thực phẩm gia dụng còn là nơi bày bán những mặt hàng lưu niệm đặc trưng của Lào như dệt lụa, đồ trang sức, và đồ cổ.

• Chợ sáng Paske

Cũng giống như chợ Sáng ở thủ đô Viên Chăn, chợ ở Paske cũng được mở cửa từ rất sớm và là trung tâm thương mại, mua sắm chính của thành phố này. Chỉ cách trung tâm thành phố 200m, chợ sáng Paske cung cấp trái cây, rau quả và các thực phẩm gia đình. Chợ cũng tấp nập người bán người mua và du khách với các mặt hàng quần áo, đồ thủ công, đồ trang sức, gia dụng… Các quán ăn, cà phê phục vụ ăn uống cũng được tìm thấy nơi đây.

• Dao Heuang

Nằm trên quốc lộ 13, gần cầu Nhật Bản bắc qua sông Mekong, chợ mới này là nơi cung cấp tất cả mọi thứ mà người dân và du khách có thể mua được tại Champasak. Chợ được tổ chức, phân chia theo từng khu vực rất vệ sinh và dễ dàng cho khách hàng tìm kiếm mua sắm từ khu quần áo, khu hàng lưu niệm đến khu thực phẩm.

MỘT SỐ ĐIỀU NÊN BIẾT KHI DU LỊCH LÀO

Trong giao tiếp với người bản xứ

• Ở nước ngoài bạn có thể hôn tay, ôm eo… phụ nữ. Tuy nhiên, ở Lào đây là hành động tối kị. Mặc dù bạn muốn tỏ ra thân thiện nhưng những hành động ôm eo, khoác vai hay bỡn cợt… đặc biệt là với những cô gái chưa chồng thì càng bị xem là khiếm nhã. Ngay cả ở những điểm dịch vụ massage mà có hành động tương tự thì người chủ khách sạn sẽ báo cảnh sát và lập tức bạn bị xử phạt.

• Nếu bạn muốn được chụp ảnh chung với một cô gái bản xứ xinh đẹp? Điều đó hoàn toàn có thể được. Tuy nhiên, khi chụp chung, bạn nên cất gọn hai tay ra đằng sau lưng hoặc để hết ra phía trước, tuyệt nhiên không được vi phạm, nếu không bạn sẽ thấy “hậu quả” ngay sau đó!

Khuất thực là một nét đẹp trong văn hóa của Lào. Ảnh: alifeoverseas.com

Khuất thực là một nét đẹp trong văn hóa của Lào. Ảnh: alifeoverseas.com

• Hành động sờ, hay vỗ đầu một người Lào (đặc biệt là đàn ông) thì không những là điều kiêng cử mà còn bị xem là sự xúc phạm nặng nề, thậm chí có thể dẫn đến ẩu đả gây thương tích.

• Nếu một người Lào không bằng lòng cho bạn sờ vào đồ vật của họ thì có thể đó là món đồ dễ gây lòng tham, hoặc cũng có thể nó mang giá trị tinh thần đặc biệt với họ nên không muốn ai đụng tới. Cũng có trường hợp đó là món đồ đã được sụt môn (làm phép). Tốt nhất là bạn không nên nài nỉ khi người ta đã không muốn cho xem hay sờ vào nó.

Trong sinh hoạt hàng ngày

• Người Lào rất tôn thờ Đạo Phật, khi đến thăm chùa chiền, bạn tuyệt đối không được làm mất trật tự, ăn mặc hở hang hay có những lời nói khiếm nhã, trêu ghẹo. Bạn không nên quay lưng vào tượng Phật hay í ới gọi nhau trong chùa.

• Hãy thật để ý các biển cấm ở đây. Nếu người ta quy định không được chụp ảnh thì bạn phải tuân thủ. Đừng vì thấy kiến trúc đẹp mà cố chụp lại làm kỉ niệm, bạn sẽ bị mời ra ngay tức khắc.

• Khi tham gia giao thông, bạn không nên bấm còi inh ỏi. Mặc dù đây là hành động không bị cấm ở đất nước này, nhưng người dân ở đây xem chiếc còi… là chi tiết thừa nhất trên một cái xe! Hiếm khi nào bạn thấy người Lào bấm còi, nên nếu bạn vẫn giữ thói quen sử dụng còi xe như ở Việt Nam, người ta sẽ rất khó chịu, thậm chí còn tưởng bạn là “người ngoài hành tinh”.

• Ý thức chấp hành luật giao thông ở nước này rất cao. Người dân cũng nhường nhịn nhau khi đang lưu thông, nên bạn cũng cần biết nhường đường khi đi vào đường ưu tiên hoặc từ đường phụ đi ra đường chính. Ngay cả việc đi bộ sang đường cũng vậy. Thông thường người Lào thường đợi xe đi hết rồi mới sang đường chứ không lao bừa. Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi tốc độ giao thông ở Lào không lớn và các phương tiện thường xuyên dừng lại ở ngã tư, ngó nghiêng trước khi tham gia vào luồng đường mới.

Nụ cười thân thiện là điều bạn dễ dàng bắt gặp trên khắp các nẻo đường ở Lào. (Ảnh: Lostearthadventures)

Nụ cười thân thiện là điều bạn dễ dàng bắt gặp trên khắp các nẻo đường ở Lào. (Ảnh: Lostearthadventures)

• Khi đi qua một làng bản mà bạn thấy nơi cổng vào làng có một sợi dây kết bằng bông vải giăng ngang hoặc một ký vật, một ký hiệu đặc biệt, tục gọi Tà-léo – tùy địa phương, thì phải hiểu là dân trong làng này cấm người lạ vào làng. Thường là vì trong làng đang có trường hợp bệnh lạ hay người chết một cách khó hiểu có thể gây sự truyền nhiễm, hoặc hôm đó nhằm một ngày kiêng cử của làng.

• Khi ngủ ở nhà người bản xứ, bạn không được hướng đầu về phía cửa ra vào. Buổi tối, bạn không nên hớt tóc hay cạo râu. Bạn phải kiêng hớt tóc vào ngày thứ Tư và kiêng gội đầu vào ngày thứ Năm. Bạn không được giã cối trống trong nhà người ta hay là chui qua dây mà ở trên có phơi áo quần của phụ nữ.

MẸO THÔNG TIN KHÁC

– Lào sử dụng điện 220 – 240Volt, ổ cắm điện có 3 chấu nên nhớ chuẩn bị phích cắm phù hợp.

– Một ngày của người dân Lào bắt đầu khá trễ vì công chức làm việc từ lúc 9 giờ, nên chợ nhóm họp trễ và thường tấp nập vào 11 giờ trưa.

– Các ngôi chùa ở Lào mở cửa từ 8 giờ đến 17 giờ.

– Các khách sạn ở Lào thường không trang bị dép, bàn chải và kem đánh răng nên các bạn nhớ chuẩn bị sẵn.

– Bạn nhớ giữ gìn vệ sinh công cộng, đừng ném rác bừa bãi vì tiền phạt dành cho hành vi này khá cao.

Tour nổi bật

-3%

Khởi hành từ: Hà Nội

Địa điểm đến: Ninh Thuận – Bình Thuận

Lịch trình: 4 ngày 3 đêm

Khởi hành: 

+ Tháng 11: 17, 24/11

+ Tháng 12: 01, 08, 15/12

6,280,000
Địa điểm khởi hành

Địa điểm đến

,

Thời gian

Khoảng giá tour

Khởi hành từ: Hà Nội

Địa điểm đến: Điện Biên – Sơn La – Mộc Châu

Lịch trình: 3 ngày 2 đêm

Khởi hành: 08, 22/11 và 06, 20/12

2,780,000
Địa điểm khởi hành

Địa điểm đến

, ,

Thời gian

Khoảng giá tour

Khởi hành từ: Hà Nội

Địa điểm đến: Bình Liêu – Trà Cổ

Lịch trình: 3 ngày 2 đêm

Khởi hành: 08, 22/11

2,680,000
Địa điểm khởi hành

Địa điểm đến

Thời gian

Khoảng giá tour

Khởi hành từ: Hà Nội

Địa điểm đến: Mộc Châu

Lịch trình: 2 ngày 1 đêm

Khởi hành: 14, 28/12

1,680,000
Địa điểm khởi hành

Địa điểm đến

Thời gian

Khoảng giá tour

-3%

Khởi hành từ: Hà Nội

Địa điểm đến: Ninh Thuận – Bình Thuận

Lịch trình: 4 ngày 3 đêm

Khởi hành: 

+ Tháng 11: 17, 24/11

+ Tháng 12: 01, 08, 15/12

6,280,000
Địa điểm khởi hành

Địa điểm đến

,

Thời gian

Khoảng giá tour

Khởi hành từ: Hà Nội

Địa điểm đến: Điện Biên – Sơn La – Mộc Châu

Lịch trình: 3 ngày 2 đêm

Khởi hành: 08, 22/11 và 06, 20/12

2,780,000
Địa điểm khởi hành

Địa điểm đến

, ,

Thời gian

Khoảng giá tour

Khởi hành từ: Hà Nội

Địa điểm đến: Bình Liêu – Trà Cổ

Lịch trình: 3 ngày 2 đêm

Khởi hành: 08, 22/11

2,680,000
Địa điểm khởi hành

Địa điểm đến

Thời gian

Khoảng giá tour

Khởi hành từ: Hà Nội

Địa điểm đến: Mộc Châu

Lịch trình: 2 ngày 1 đêm

Khởi hành: 14, 28/12

1,680,000
Địa điểm khởi hành

Địa điểm đến

Thời gian

Khoảng giá tour

Khởi hành từ: Hà Nội

Địa điểm đến: Ba Vì

Lịch trình: 1 Ngày

Khởi hành:

+ Tháng 11: 10, 17, 24/11

+ Tháng 12: 01, 08, 15, 22, 29/12

580,000
Địa điểm khởi hành

Địa điểm đến

Thời gian

Khoảng giá tour

Khởi hành từ: Hà Nội

Địa điểm đến: Ninh Bình

Lịch trình: 1 ngày

Khởi hành: 

+ Tháng 11: 10, 17, 24/11

+ Tháng 12: 01, 08, 15, 22, 29/12

580,000
Địa điểm khởi hành

Địa điểm đến

Thời gian

Khoảng giá tour

Khởi hành từ: Hà Nội

Địa điểm đến: Vũng Tàu, Tây Ninh

Lịch trình: 3 ngày 3 đêm

Khởi hành: 

+ Tháng 11: 16, 30/11

+ Tháng 12: 07, 14, 21/12

 

6,580,000
Địa điểm đến

,

Địa điểm khởi hành

Khoảng giá tour

Thời gian

Khởi hành từ: Hà Nội

Địa điểm đến: Ba Bể, Cao Bằng

Lịch trình: 2 ngày 1 đêm

Khởi hành:
+ Tháng 11: 15, 29/11

+ Tháng 12: 13, 27/12

 

2,480,000
Địa điểm đến

Địa điểm khởi hành

Khoảng giá tour

Thời gian